Khu lò Gốm, Sành Mỹ Cương

0:32, Thứ Sáu, 19-9-2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+

KHU LÒGỐM, SÀNH MỸ CƯƠNG 

Từ xưa đến nay vẫn lưu truyền trong dân gian về các làng gốm, sànhnổi tiếng trong thời phong kiến ở tỉnh Quảng Bình. Đó là các làng ''Lò Đôộc''Mỹ Cương (Mỹ Cang - Đồng Hới), Ngọa Cương (Cảnh Hóa - Quảng Trạch) v.v... 

Khu lò gốm, sành Mỹ Cương thuộc làng Mỹ Cương, thị xã Đồng Hới,tỉnh Quảng Bình. Đây là một làng thủ công truyền thống có nghề nung gốm, sànhsớm nhất. Làng nằm sát phía Bắc sông Mỹ Cương, một nhánh sông nhỏ chảy ra sôngLệ Kỳ, nhập vào sông Nhật Lệ, đổ ra cửa biển Nhật Lệ. Đây là con đường giaothông đường thủy thuận lợi nhất để vận chuyển sản phẩm đi mọi nơi. Làng MỹCương cách thị xã Đồng Hới chừng 5km về phía Tây theo đường chim bay. Khu dichỉ phân bố rộng chừng 1km2 dọc theo triền Bắc sông Mỹ Cương. 

Di chỉ khảo cổ học khu lò gốm, sành Mỹ Cương được Bảo tàng tỉnhQuảng Bình phát hiện vào cuối năm 1996. Ngày 4-3-1997, được sự nhất trí củaUBND tỉnh Quảng Bình, Đoàn các nhà khảo cổ học Việt - Nhật được Trung tâm bảotồn Di sản Văn hóa kiến trúc Hội An giới thiệu đã đến tham quan, nghiên cứucùng Bảo tàng Quảng Bình về ''mối quan hệ gốm, sành miền Trung Việt Nam vớiNhật Bản qua thương cảng Hội An''. Dưới sự chủ trì của đồng chí Tạ Đình Hà, phóGiám đốc Bảo tàng cuộc khai quật được tiến hành trong 7 ngày (từ ngày 6-12/3/1997). 

Kết quả khai quật ở 3 hố như sau: 
1. Hố thứ nhất 

Lò thứ 1 đã bị nhân dân địa phương trồng cây. Phần còn lại của nềnlò, bầu lò bị lấp một lớp đất canh tác dày 25cm, dân đã trồng bạch đàn lên đó. 

Hố thứ nhất dài 6m, sâu45cm, rộng 1mtheo hướngĐông Bắc - Tây Nam. Hố này đào cách ống khói 30cm. 

Toàn bộ cấu trúc của lò số 1 (mới chỉ đào một nửa của bầu lò) cócấu tạo 4 phần: ống khói, bầu lò, cửa ngang và bầu đất. 

Bầu lò dài 4,92m, cóhình bầu dục hai đầu thắt, đoạn giữa phình to. Bầu đốt là cửa để cho củi vàođất, đào sâu vào 30cm gặp rất nhiều than. 

Dấu tích còn lại của tường lò: cao 20cm, rộng 10cm. Trong hố thứnhất, ô mét thứ 5 đã phát hiện được nhiều hiện vật gốm, sành vỡ gồm các loại:vò, bình, nồi, lọ.v.v… Đặc biệt, phát hiện được gốm sứ Cảnh Đúc Chấn thế kỷ 18. 

Hiện vật:             
- Mảnh miệng:   205 mảnh 
- Mảnh đáy:       122 mảnh 

- Nắp đậy:          45mảnh 

- Mảnh thân:     295 mảnh 

Ống khói còn lại có chiều cao: 1,04m, đường kính miệng 50cm, đườngkính đáy ống khói 0,74m; khoảng cách hai ống khói là 1,6m, được xây bằng gạchvà đất bùn màu vàng, gạch có kích thước: 20 x 10 x 0,5cm.  

Nền lò cách mặt đất 40cm, có chiều rộng 1,8m. Nền được đắp một lớp đất vàng cứng, dốc từ phíamiệng lò đến bầu đốt. Từ ống khói ra bầu đốt có hai bậc, từ hai bậc lên tới haiống khói nền đều có rải một lớp sạn nhỏ, tròn bằng hạt ngô để hút ẩm. 

Lò số 1 nằm trên lớp phát hiện có gốm, sứ Trung Quốc thế kỷ 18 nênlò có niên đại muộn hơn thế kỷ 18. Lò nằm theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. 

2. Hố thứ hai 

Lò số hai đã bị nhân dân địa phương phá đi các phần chính của lò.Những phần còn lại đã xác định lò số 2 có hướng Tây Đông, ống khói nằm hướng Đông.Lò số 2 ít nhất đã qua ba lần sử dụng và cải tạo. Lò này được sản xuất trướcthế kỷ 18, vì hai lớp nền lò nằm dưới lớp có gốm, sứ Trung Quốc thế kỷ 18. 

Cấu trúc của lò số 2 cũng giống cấu trúc của lò số 1: 

+ Ống khói bị san bằng, chỉ còn lại dấu tích móng, có chiều dài 1,2m;chiều rộng: 1m; diện tích: 1,2m2,đất móng có màu đen. 

+ Tường lò cũng bị hủy hoại, riêng phần phía Bắc còn lại một mảngdài 5,9m, mặt tường lò rộng 9cm, cao 20cm, tường lò đắp bằng gạch vỡ và bùn, cóđộ cuốn vòm, đấu tích các ngón tay đắp tường lò mặt trong còn nguyên. 

+ Bầu lò có hình bầu dục, chỗ phình rộng nhất là 2,32m. Đoạn gần bầu đất còn lại móngbầu lò cao l,2cm, đất màu vàng, cứng do tiếp xúc với nhiệt độ cao. 

+ Nền lò được đắp bằng đất sét màu vàng cứng, phần mặt trên củanền lò gần ống khói cũng có một lớp sỏi nhỏ rải trên mặt. 

+ Bầu đốt cũng nằm trong tình trạng bị phá huỷ hoàn toàn, nằm trênđường đi, có diện tích móng còn lại: rộng 1,2m,dài 73cm. 

3. Hố thứ ba 

Đào trên một mô đất cao theo hướng Bắc Nam, có chiều rộng 1m,chiều dài 5m,sâu 62m. Lò số 3 cách lòsố 2 chừng 5m về phía Bắc, pháthiện hai tường của bầu lò, tường cao còn lại cả hai vách Bắc và Nam là 35cm, bềdày của tường lò là 40cm. Nền lò được đầm kỹ, trên mặt là một lớp đất màu vànggạch cứng láng. Nền lò rộng 3,3m. Lò số 3 cũng được tu sửa từ hai đến ba lần đểsản xuất. Lò này có niên đại sản xuất từ thế kỷ 18 trở về trước. 

Như vậy, trong thế kỷ 17, 18 tại làng Mỹ Cương, xã Nghĩa Ninh, thịxã Đồng Hới có một trung tâm sản xuất đồ gốm, sành có đặc trưng là không trángmen, được nung ở nhiệt độ cao. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là chum, lọ, vại, vò, nồi.v.v...Không những phục vụ cho sinh hoạt tại địa phương mà sản phẩm của Mỹ Cương còncó mặt ở các tỉnh miền Trung và đặc biệt, gốm, sành Mỹ Cương còn có mặt ở cảtỉnh SAKAI (Nhật Bản). Góp phần nghiên cứu con đường thương mại của gốm, sànhViệt - Nhật trong thế kỷ 17, 18 tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, trong đócó gốm, sành Mỹ Cương. 

Các tin khác