Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể

Post date: 12/12/2022

Font size : A- A A+

Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) được tỉnh Quảng Bình đặc biệt chú trọng. Mỗi DSVHPVT đều mang sắc thái riêng, thể hiện bản sắc đặc trưng của mỗi vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Đây chính là tiềm năng góp phần phát triển du lịch, trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
 

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao (VH-TT) cho biết: Trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT, sở đã triển khai nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN): “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT được UNESCO đưa vào danh mục các DSVHPVT đại diện của nhân loại và được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
 
Mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền và cộng đồng trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu; nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, giá trị của các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Sở VH-TT tham mưu cho tỉnh ban hành những chính sách, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn.

Đến nay, Quảng Bình có 2 DSVHPVT được UNESCO đưa vào danh mục các DSVHPVT đại diện của nhân loại, gồm: Hát ca trù của người Việt (còn có tên gọi khác là hát nhà trò, hát ả đào), nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam (tại Quảng Bình gọi là chơi bài chòi). 7 DSVHPVT được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia, gồm: Hò khoan Lệ Thủy; lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang; lễ hội đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Trạch (Bố Trạch); hò thuốc cá huyện Minh Hóa; lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ (Quảng Ninh và TP. Đồng Hới); lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn (Quảng Ninh); lễ hội cầu ngư của ngư dân miền biển Quảng Bình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao (VH-TT) cho biết: Trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT, sở đã triển khai nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN): “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT được UNESCO đưa vào danh mục các DSVHPVT đại diện của nhân loại và được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
 
Mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền và cộng đồng trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu; nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, giá trị của các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Sở VH-TT tham mưu cho tỉnh ban hành những chính sách, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT tiêu biểu trên địa bàn.
 
Đến nay, Quảng Bình có 2 DSVHPVT được UNESCO đưa vào danh mục các DSVHPVT đại diện của nhân loại, gồm: Hát ca trù của người Việt (còn có tên gọi khác là hát nhà trò, hát ả đào), nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam (tại Quảng Bình gọi là chơi bài chòi). 7 DSVHPVT được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia, gồm: Hò khoan Lệ Thủy; lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang; lễ hội đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Trạch (Bố Trạch); hò thuốc cá huyện Minh Hóa; lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ (Quảng Ninh và TP. Đồng Hới); lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn (Quảng Ninh); lễ hội cầu ngư của ngư dân miền biển Quảng Bình.

Theo Báo Quảng Bình

More