Chi tiết tin - Du khách
Lăng mộ TBĐCĐHS Võ Xuân Cẩn
Gia Long năm thứ nhất (1802), bổ vào Viện Hàn Lâm, năm thứ 2 bổ làm Tham Hiệp trấn Hưng Hoá, rồi tiếp đó làm Cai bạ ở Bình Định. Buổi đầu năm Minh Mạng, ông được thăng làm Hiệp trấn Sơn Nam. Sau đó được triều đình triệu về làm Tả Tham tri Bộ Hình. Minh Mạng năm thứ 5 (1824) ra làm Hiệp trấn Nghệ An. Rồi lại ra nhận chức tuyên phủ Hoài Đức, chuyển về làm Hình tả Bắc Thành hữu Tham tri Bộ Lại, rồi thăng thư Thượng thư Bộ Công.
Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Võ Xuân Cẩn được bổ làm Tổng đốc Bình Phú. Trong thời gian làm Tổng đốc, ông đã có công trong việc cải cách điền địa, được thăng làm Hiệp biện Đại học sĩ, gia hàm Thái tử Thiếu bảo và được triệu về kinh lãnh chức Đại Tư Khấu (Thượng thư Bộ Hình) kiêm quản Viện Đô sát sung Thực lục tổng tài.
Thiệu Trị năm thứ 1 (1841), Võ Xuân Cẩn cho rằng mình đã đến tuổi thất tuần nên dâng sớ xin thôi việc. Vua bảo rằng: Nước có bề tôi già là điềm hay của thịnh triều không cho nghĩ và tấn phong ông chức: "Thự Đông Các Đại học sĩ gia hàm Thái Bảo quản lý công việc bộ Lại. Năm Thiệu Trị thứ 2, vua đi tuần tra miền Bắc, Ông được sung chức Khâm sai Đốc lý tra biện các việc án.
Lúc Hoàng thượng Tự Đức mới lên chấp chính (1848), thấy ông tuổi già đức cao, sai cho kiêm lãnh chức Sư bảo của hoàng thân. Tự Đức năm thứ 5 (1852), Võ Xuân Cẩn lấy cớ là tuổi già cố xin về, dù rằng rất luyến tiếc sự ra đi của Ông nhưng cũng không thể giữ lại được nên đồng ý cho ông về quê.
Trong suốt 50 năm làm quan dưới 4 triều vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), tám lần ứng vụ nhiều nơi, chín lần giữ chức vụ ở các đài sảnh, Võ Xuân Cẩn đều tỏ ra là một tay thông thạo trong việc chon người, âm thầm tiến cử nhân tài. Từ việc trông coi Quốc Tử Giám, tu chính quốc sử, xem xét việc học hành của các hoàng tử... hầu hết là các chức vụ trọng yếu trong triều đình Ông đều đảm đương tốt, Ông có khả năng giữ cho đất nước được thái hà. Ông là người trung can, cần mẫn, tính trầm lặng, kín đáo, trung thực, già mà còn đốc chí hơn.
Tháng 4-1852, Võ Xuân Cẩn mất, thọ 81 tuổi. Vua thương tiếc ban sắc hậu, sai Bộ Lễ đem bài thơ và bài minh ở bia của vua làm cho khắc vào đá dựng ở chổ làng Hoà Luật, nhan đề rằng: "Tứ triều nguyên lão" (Ông lão có đức vọng lớn ở 4 triều). Năm 1858, đưa vào thờ ở đền Hiền Lương.
Hiện nay, lăng mộ Võ Xuân Cẩn được đặt ở thôn Trung Lực, xã Tân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Bia "Tứ triều nguyên lão" hiện vẫn còn ở làng Hoà Luật, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.
Theo Sở Khoa học - Công nghệ
- Lăng mộ danh tướng Cần Vương Lê Mô Khải
- Khu vực Sở chỉ huy cơ bản của Bộ Tư lệnh 559: Hội trường Bộ Tư lệnh, Nhà thờ họ Nguyễn, Nhà thờ họ Trương, Phòng khách Bộ Tư lệnh 559
- Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (thời kỳ 1965-1973)
- Trận địa Đại đội nữ Pháo binh Ngư Thủy
- Chùa Ngọa Cương
- Làng chiến đấu Hiển Lộc
- Các trọng điểm trên Đường 12A: Bãi Dinh, Cha Lo, Cổng Trời, Đèo Mụ Dạ, Đồi 37, Hang Dơi, Hang Tiên…
- Bến phà Long Đại
- Thành Cao Lao Hạ
- Huyền thoại Chùa Ông và sự tích cây Đa