Lăng mộ danh tướng Hồ Cưỡng

19:7, Thứ Năm, 18-9-2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+

LĂNG MỘ DANH TƯỚNG HỒ CƯỠNG

Trên đường quốc lộ1A, từ cầu Chánh Hòa (thuộc huyện Bố Trạch) đi về phía Đông theo đường huyện lộchừng 3 km, có một ngôi mộ cổ. Đó là ngôi mộ của vị tướng văn võ kiêm toàn vàocuối đời Trần, có tên chữ là Hồ Phúc Thiện, tên huý là Hồ Cưỡng (còn gọi là HồHồng). Ngôi mộ này thuộc địa phận xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh QuảngBình.

Hồ Cưỡng sinh vào khoảngniên hiệu Đại Trị (1358 - 1369) đời Trần Dụ Tông. Ông đã từng làm Giám quân tảthánh dực và làm Đại Trị châu lộ Diễn Châu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư - tậpII - Bản kỷ viết: “Quý Dậu năm thứ 6 (1393 - Hồng Đức thứ 26) mùa xuân, thánggiêng, lấy Hồ Cưỡng làm Giám quân tả thánh dực. Cưỡng người Diễn Châu. Quý Lyngầm tìm được dòng dõi họ Hồ định đổi theo họ cũ, mới đem Cưỡng làm người tâmphúc”.

Cuối thế XIV, Hồ Cưỡng đượcHồ Quý Ly lúc bấy giờ với tước Đại vương bổ làm chánh đội trưởng chỉ huy mộtđạo quân trên 2.000 người vào đánh ChămPa ở miền Thuận Hóa. Sau khi đến ThuậnHóa, ông đã lấy thêm một bà vợ lẽ và lập nên họ Hồ ở vùng Lý Nhân Nam (tức xãNhân Trạch, huyện Bố Trạch bây giờ). Từ đó, ông đã chiêu dân lập ấp, khai khẩnđất đai và trở thành ông tổ họ Hồ của vùng đất Lý Nhân Nam. Dòng họ Hồở Nhân Trạch từ đó được sinh sôi đông đúc. Lúc bấy giờ, ông Hồ Cưỡng được coi làvị tướng tài ba và ông đã cầm quân đi đánh giặc khắp nơi. Gia phả họ Hồ ở NhânTrạch có ghi lại những trận đánh do ông chỉ huy như trận đánh ở cửa sông NhậtLệ, ở Phú Hội, ở hồ Bàu Tró...

Ở quê hương Quỳnh Đôi -Quỳnh Lưu - Nghệ An, ông sinh được 4 người con: 2 trai và 2 gái. Người con traiđầu là ông Hồ Hân, sau này theo giúp Lê Lợi đánh quân Minh, giữ chức quản lĩnh,được phong là Tả quốc công thần. Ông Hồ Nhân giữ chức Tráng vũ tướng quân, Tảhữu trụ quốc đô thống, tước hoan quận công, là một vị tướng giỏi của triều Lê.Hai người con gái của ông Hồ Cưỡng là bà Hồ Thị Hỷ và bà Hồ Thị Sinh lấy chồngđều là những vị tướng tài lúc bấy giờ.

Ngoài ra, con cháu của ôngHồ Hồng ở Nghệ An và Quảng Bình cũng thành đạt, đã có nhiều đóng góp và cônglao to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Văn bia họ Hồở Quỳnh Lưu - Nghệ An có đoạn ghi: "Đông các Hồ Sỹ Dương, Hoàng giáp HồPhi Tích, Hồ Sỹ Đống đã đem tài nội trợ ngoại giao ra kinh bang tế thế. Khithực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), Tiến sỹ Hồ Sỹ Tuấn đã dâng sớ chống nghịhoà, tuần vũ Hồ Trọng Đình giữ vững thành an bang, án sát Hồ Bá Ôn tử tiết vớithành Nam Định..."

Vì đã có nhiều công laođóng góp đối với quê hương đất nước nên nhân dân làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu -Nghệ An đã rước bài vị ông Hồ Kha là cha và ông Hồ Hồng là con về thờ ở Đềnthành hoàng của làng. Cả hai cha con đều được vua Khải Định sắc phong là Dực bảotrung hưng thần (niên hiệu Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 năm 1924). Sắcphong được tạm dịch như sau:

“Ban sắc làng Quỳnh Đôi,thuộc tổng Phủ Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thờ phụng ôngkhai canh Hồ Hồng, người đã rõ rệt linh ứng. Nay nhân dịp mừng tứ tuần đạikhánh của Trẫm, Trẫm ban chiếu gia ân thăng trật, nay phong ông làm Thần dựcBảo Trung hưng linh phù, chuẩn y cho địa phương thờ phụng thần để thần bảo hộlê dân của Trẫm. Khai tại triều vua Khải định năm thứ chín, ngày 25 tháng 7”.

Ở Quảng Bình, sau khi sắc phong, nhà vua cũng đã cho xây khuônviên lăng mộ. Lăng mộ có thành bao quanh xây bằng gạch thời Nguyễn. Trước cổnglà hai trụ biểu. Phía trong cổng là bức bình phong. Mặt chính diện của bức bìnhphong có đắp nổi hình đầu rồng.

Phần mộ là một khối vôi vữa dày có hình bán nguyệt úp sấp phíatrên có hai hình khối đặt hình hai con rùa ngoảnh mặt về hai phía Đông và Tây.

Phía trước mộ là tấm bia được xây bằng đá. Mặt trước của bia cókhắc bốn câu thơ do vua Khải Định ban tặng:

Ngũ giới nam dương quýkhí ngọc cửa thần

Thiên văn uy lệ quý hiềndâng chi mục.

Huyết hoàng quy thuỷ quýthiết ví lâm vi.

Nhật nguyệt như chi quýnhơn trường thuỷ địa.

Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lăng mộ của ông Hồ Hồngbị xói mòn, hư hỏng và có nguy cơ bị đào bới. Trước tình hình đó, dòng họ Hồ ởNhân Trạch - Bố Trạch đã chuyển phần mộ của ông về tại khuôn viên lăng mộ dònghọ Hồ ở Nhân Trạch.

Di tích lăngmộ ông Hồ Hồng ởNhân Trạch - Bố Trạch có giá trị lịch sử tiêu biểu, lànơi ghi công một vị Tổ đã có công khai cơ lập ấp ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - NghệAn và Nhân Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình. Ông xứng đáng là một danh nhân tronglịch sử dân tộc, là ông Tổ của nhiều thế hệ con cháu là những tướng giỏi cónhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Di tích có giá trịgiúp chúng ta làm sáng tỏ mối quan hệ của hai dòng họ Hồ ở Nghệ An và QuảngBình, hiểu thêm được về thân thế và sự nghiệp của ông Hồ Hồng trong lịch sử dântộc. Di tích là niềm tự hào không chỉ của hai dòng họ Hồ ở Nghệ An và QuảngBình mà còn là niềm tự hào của họ Hồ cả nước. 


Các tin khác